Người bị bệnh vảy nến cần chú ý trọng bổ sung nhiều món ăn giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi bệnh một cách nhanh nhất. Trong đó, món canh khổ qua luôn được các chuyên gia đánh giá cao trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến khỏi nhanh một cách tự nhiên. Bài viết này sẽ giải thích tại sao khổ qua lại là thực phẩm vàng cho người bệnh vảy nến mà người bệnh nên dùng.
Công dụng của khổ qua trong điều trị bệnh vảy nến
Khổ qua hay còn được dân gian gọi là mướp đắng, đây là một loại thực phẩm có rất nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe. Theo y học cổ truyền mướp đắng còn được xem là vị thuốc áp dụng chữa trị nhiều bệnh như: nóng gan, giải độc, làm mát cơ thẻ, củng cố hệ thống miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn dịch….

Thành phần & tác dụng dược lý: Trong mướp đắng có chứa chất xơ thực phẩm, đường, chất béo bão hòa và nhiều loại vitamin ( A, B1, B2, B6, B12, E, K, C… ) , các khoáng chất ( Kẽm, natri, phốt pho, kali, sắt, canxi). Dựa theo y học cổ truyề thì mướp đắng có vị đắng, thanh không độc, tác dụng vào tỳ vị tâm can trị nhiều bệnh khác nhau. Còn y học hiệu đại dựa vào các thành phần có trong mướp đắng, một số công dụng như giải độc, diệt khuẩn, giàu vitamin C tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh tự miễn và ngừa ung thư rất tốt.
Công dụng hỗ trợ trị bệnh vảy nến: Dùng mướp đắng đúng cách cho người bị bệnh vảy nến có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm ngoài da, giảm bong tróc da, lành vết thương do bệnh vảy nến gây ra. Hơn nữa mươp đắng giúp đào thải chất độc và củng cố hệ thống miễn dịch ổn định nên về cơ bản mướp đắng hỗ trợ trị vảy nến từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Món canh khổ qua tốt cho bệnh vảy nến
Người bị bệnh vảy nến có thể dùng mướp đắng theo nhiều con đường khác nhau như: uống nước ép mướp đắng, mướp đắng xào, canh mướp đắng đều được. Điều quan trọng là nên chọn cách bổ sung mướp đắng mỗi ngày mà không tạo ra cảm giác ngán. Hướng dẫn các bạn làm mon canh khổ qua tốt cho bệnh vảy nến lại kích thích vị giác ngon miệng mà bạn có thể học hỏi.
+ Chuẩn bị:
- 3 Qủa mướp đắng
- 100g thịt heo nạc
- 4 Cái nấm hương
- 3 cái nấm mèo
- Gia vị hành ngò, tiêu, nước mắm, muối đường vừa đủ.
+ Cách chế biến:

- Thịt heo băm nhỏ rồi ướp với tiêu, 1 thìa nước mắm, chút đường và để khoảng 15 phút.
- Mướp đắng rạch một bên quả khéo léo moi ruột bỏ mà không bị nát mướp đắng. Sau đó rửa sạch và để ráo.
- Nấm mèo, nấm hương ngâm mề rồi băm nhuyễn.
- Trộn thịt nạc đã ướp với nấm hương và nấm mèo rồi cho thêm 1 củ hành khô băm nhuyễn vào và thêm gia vị tiêu, muối, đường, bột ngọt vừa đủ theo khẩu vị từng người và trộn đều làm nhân. Sau đó nhồi phần nhân thịt vào ruột khổ qua cho kín là được.
- Phi 1 củ hành khô cho thơm rồi chế nước vào đun sôi và cho khổ qua vào ninh nhừ. Tùy vào từng người thích ăn mềm hay ăn dai mà để nhiệt độ từ 10-25 phút là được.
- Món này ăn với cơm nóng sẽ rất ngon.
Nên bổ sung món ăn này ít nhất tuần 3 lần để bệnh vảy nến sớm thuyên giảm. Ngoài ra người bệnh nên áp dụng kết hợp tích cực phương pháp
CÓ THỂ XEM THÊM BÀI LIÊN QUAN: